Kiểm kê nhà kính

Khí nhà kính: Những điều cần biết về khí nhà kính

Khí nhà kính: Những điều cần biết về khí nhà kính Theo đó, ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; [Xem thêm]

Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg. Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần, gửi UBND cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ TN&MT.
Tuy nhiên, lĩnh vực này còn khá mới tại Việt Nam. Và một số câu hỏi đặt ra như : Khí nhà kính là gì? Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính? Đối tượng nào phải thực hiện giảm nhẹ KNK ? .. là một trong số những câu hỏi mà đại đa số các doanh nghiệp đặt ra với lĩnh vực này.
Vậy Khí nhà kính là gì ?
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khí nhà kính chính là CO2, CH4 và N2O. Ngoài ra, các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là HFCs, PFCs, SF6, NF3, đây là các khí phát sinh chủ yếu trong ngành công nghiệp sản xuất điện lạnh, điện tử, sản xuất hóa chất dùng trong pin mặt trời,…                                                
                                                                                                      

Tại sao phải kiểm kê khí nhà kính?
Các nhà khoa học đánh giá, khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33°C (59°F). Vì vậy, Kiểm kê khí nhà kính là một trong những hành động quan trọng nhằm thống kê và báo cáo mức độ phát thải khí nhà kính của quốc gia, lĩnh vực, cơ sở để theo dõi, kiểm soát và xây dựng các kế hoạch, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính phù hợp. Nếu không có quy trình kiểm kê khí nhà kính, các nhà quản lý và quyết định không thể biết chính xác lượng khí thải mà họ phải giảm thiểu để đạt được các mục tiêu giảm thiểu khí thải. 
Một số lợi ích của việc thực hiểm kiểm kê khí nhà kính
           

 

Đối tượng nào phải giảm nhẹ khí nhà kính?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau: 
- Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 
- Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng. 
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình

          

youtube iconmessenger iconzalo icon
call icon