Kiểm kê nhà kính

I. Khái niệm 1

Khí nhà kính được định nghĩa là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái Đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC. Theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khí nhà kính chính là CO2, CH4 và N2O. Ngoài ra, các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là HFCs, PFCs, SF6, NF3, đây là các khí phát sinh chủ yếu trong ngành công nghiệp sản xuất điện lạnh, điện tử, sản xuất hóa chất dùng trong pin mặt trời,…Đặc tính của các khí này là ổn định, bền bỉ, cấu tạo vững chắc và tồn tại một thời gian dài trong tự nhiên. 

II. Lý do phải kiểm kê khí nhà kính

Khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33°C (59°F). Vì vậy, kiểm kê khí nhà kính là một trong những hành động quan trọng nhằm thống kê và báo cáo mức độ phát thải khí nhà kính của quốc gia, lĩnh vực, cơ sở để theo dõi, kiểm soát và xây dựng các kế hoạch, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính phù hợp. Nếu không có quy trình kiểm kê khí nhà kính, các nhà quản lý và quyết định không thể biết chính xác lượng khí thải mà họ phải giảm thiểu để đạt được các mục tiêu giảm thiểu khí thải.

III. Đối tượng thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Theo Điều 6, Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về xây dựng và cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính gồm:
Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;

b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hoá có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

IV. Các lĩnh vực thực hiện kiểm kê

Linh vực 01: Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên

Lĩnh vực 02: Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải

Lĩnh vực 03: Xây dựng tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng

Lĩnh vực 04: Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác

Lĩnh vực 05: Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.

Lĩnh vực 06: Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.

V. Các bước thực hiện kiểm kê phát thải

Bước 1: Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính

Bước 2: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính

Bước 3: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính

Bước 4: Tính toán phát thải khí nhà kính cho từng lĩnh vực

Bước 5: Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính

Bước 6: Đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính

Bước 7: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính

Bước 8: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính

Bước 9: Xây dưng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính

VI. Năng lực của CEC

- Đội ngũ chuyên gia có đầy đủ bằng cấp chứng chỉ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm kê;

- Tư vấn kiểm kê, lập báo cáo khí nhà kính;

- Có khả năng xử lý tốt công việc với các cơ quan ban ngành;

- Kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp với Doanh nghiệp;

- Quy trình làm việc khoa học, nhanh chóng

Chúng tôi cam kết sẽ đem đến Quý khách hàng dịch vụ nhanh nhất, kết quả chính xác nhất và sự hài lòng của khách hàng.

VII. Các kế hoạch dự kiến thực hiện kiểm kê KNK (tỉnh/thành phố)

Dựa trên dữ liệu thực tế và luật đã được thông qua, hoạt động liên quan đến kiểm kê có lộ trình cơ bản sau:

✔ Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK giai đoạn 2023-2025;

✔ Năm 2023: cung cấp thông tin, số liệu, xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính;

✔ Năm 2024: kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê 02 năm/1 lần;

✔ Năm 2025: Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính trước 01/12/2025; trước thời điểm 31/12/2025: Xây dựng phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ 2026-2030, gửi BộTài nguyên và Môi trường, Bộ quản lý, SởTài nguyên và môi trường;

✔ Giai đoạn 2026-2030: giảm phát thải, trao đổi tín chỉ cacbon.

youtube iconmessenger iconzalo icon
call icon